Lịch sử Lạp_Hộ

Là một chòm sao có nhiều sao sáng, Lạp Hộ được công nhận bởi nhiều nền văn minh cổ đại với nhiều hình ảnh tưởng tượng khác nhau. Trong dân gian Việt Nam, ba ngôi sao thẳng hàng ở giữa chòm sao này được gọi là sao Cày[4] hoặc sao Lưỡi Cày[5], còn bốn ngôi sao ở bốn góc là Betelgeuse, Bellatrix, RigelSaiph thì được ví như bốn góc của một thửa ruộng vuông có cái lưỡi cày cắm ở giữa.[6]

Chòm Sao Sâm Túc

Những người Sumer cổ đại coi mô hình các ngôi sao trong chòm sao này như một con cừu, trong khi đối với người Trung Quốc cổ đại thì Lạp Hộ là một trong 28 tú (宿 Xiu) (nhị thập bát tú) dọc theo hoàng đạo. Nó được biết đến là sao Sâm (參) với Hán tự có bộ Tam (ba), có lẽ tượng trưng cho ba ngôi sao ở giữa.

Các ngôi sao này được coi như đồ cống phẩm dành cho thần ánh sáng Osiris đối với người Ai Cập cổ đại.

"Đai và kiếm" của Orion nói chung rất hay được đề cập đến trong văn học cổ đại và hiện đại.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Lạp_Hộ http://www.winshop.com.au/annew/Orion.html http://www.museum.vic.gov.au/planetarium/constella... http://www.allthesky.com/constellations/orion/ http://www.seds.org/Maps/Stars_en/Fig/orion.html http://vietnamtudien.org/dnqatv/pic/bd1/b1s91.png http://www.vutrutrongtamtay.org/2014/01/tinh-van-d... http://www.vutrutrongtamtay.org/2014/01/tinh-van-l... http://www.vutrutrongtamtay.org/2014/12/su-dung-ba... http://www.vutrutrongtamtay.org/2015/04/moi-han-th... http://www.coldwater.k12.mi.us/lms/planetarium/myt...